Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
51073
 

GIỚI THIỆU VỀ XÃ NGHI SƠN - TĨNH GIA 

Hòm thư công vụ: uybanxanghison@gmail.com

         I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

1. Điều kiện tự nhiên - xã hội

Nghi Sơn là xã bán đảo ven biển cách trung tâm thị xã Nghi Sơn 25 km về phía Đông Nam. Phía Bắc,  phía Đông đều giáp biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp phường Hải Thượng và xã Hải Hà.

Về địa hình, nơi đây được tạo thành bởi 2 ngọn núi chính: Ngọc Sơn ở phía Bắc và Nghi Sơn ở phía Nam. Phía Đông Bắc gọi là khu bãi Đông, địa hình bằng phẳng với những bãi cát dài, bãi tắm đẹp, được quy hoạch thành khu dịch vụ du lịch với những khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp. Vùng biển nơi đây có nhiều thuận lợi trong khai thác cảng biển và phát triển du lịch biển, là nơi cập bến của các phương tiện vận tải tiếp tế cho đảo Mê trong kháng chiến chống Mỹ. Cảng nước sâu Nghi Sơn hiện nay đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là Cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực loại 1 đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng lân cận.

Xã có tuyến đường trục nối với tỉnh lộ 513 và nối đến khu cảng PTSC theo chiều Bắc - Nam dài 5km; có vùng biển với diện tích khoảng 1km2. Đây là nơi trú ngụ của hàng trăm tàu thuyền sau những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 327,18 ha, trong đó đất thổ cư 21,45ha, còn lại là đồi núi trồng cây lâm nghiệp.

Hiện nay, toàn xã có 9.528 nhân khẩu, với 2.656 hộ, hơn 34 dòng họ lớn nhỏ, có một Xứ giáo với 2.382 nhân khẩu chiếm khoảng 25% dân số toàn xã. Tất cả luôn luôn đoàn kết, gắn bó và giúp nhau phát triển.

2. Quá trình hình thành

Theo sử sách và các tộc phả ghi lại, xã Nghi Sơn ngày nay được hình thành dưới thời vua Lê Đại Hành, từ thế kỷ XI, có tên là Biện Sơn, hay còn gọi là đảo Biện, cù lao Biện, thuộc tổng Tuần la, phủ Ngọc Sơn.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Biện Sơn được đổi tên thành thôn Nghi Sơn, thuộc xã Hải Yến. Nghi Sơn có nghĩa là "hòn đảo uy nghi". Tên gọi Nghi Sơn có từ đó và tồn tại cho đến ngày nay. Tháng 8-1954 xã Hải Yến được tách thành 2 xã Hải Yến và Hải Thượng; thời kỳ này thôn Nghi Sơn thuộc xã Hải Thượng. Theo quyết định 163, ngày 14-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Hải Thượng được chia tách thành 3 xã: Nghi Sơn, Hải Thượng và Hải Hà. Từ đó, xã Nghi Sơn được hình thành và ổn định cho tới ngày nay.

Hiện nay, toàn  xã có 4 thôn, đó là: Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn, và Nam Sơn.

3. Hoạt động kinh tế và văn hóa truyền thống

3.1. Kinh tế truyền thống

Từ xa xưa, kinh tế truyền thống của xã chủ yếu là khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản và kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề biển hiện nay.

3.2. Văn hóa truyền thống

Vùng đất cổ Biện Sơn, với diện tích khiêm tốn, nhưng lại có mật độ di tíchvà nhiều di sản văn hóa trải dài cùng quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc: Đó là thành Đồn, thành Hưu, thành Ngọc, là những di tích thành lũy phòng thủ (thế kỷ XVI-XVII). Thành Ngọc ngày nay vẫn còn đó với vòm cổng và một khẩu súng thần công đặt ở đây từ triều Nguyễn. Trên diện tích của hòn đảo nhỏ còn có Giếng ngọc Mỵ Châu, chùa cổ Biện Sơn, đền Quang Trung, đền Tứ vị Thánh nương, mộ lãnh binh Tôn Thất Cơ, lăng mộ Trần Quý Phi (đền Rắn), đền Quan sát hải đại thần, pháo đài Tĩnh Hải và hệ thống giếng cổ mang dấu ấn văn hóa Chăm, nhà thờ giáo xứ Nghi Sơn. Ngoài ra, hằng năm diễn ra nhiều lễ hội văn hóa truyền thống diển hình như: Lễ hội Quang Trung vào ngày mùng 5 tháng Giêng (âm lịch) và lễ hội Cầu Ngư vào ngày 16/4 (âm lịch).

Theo sử sách và các tộc phả ghi lại, xã Nghi Sơn ngày nay được hình thành dưới thời vua Lê Đại Hành, từ thế kỷ XI, có tên là Biện Sơn, hay còn gọi là đảo Biện, cù lao Biện, thuộc tổng Tuần la, phủ Ngọc Sơn.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Biện Sơn được đổi tên thành thôn Nghi Sơn, thuộc xã Hải Yến. Nghi Sơn có nghĩa là "hòn đảo uy nghi". Tên gọi Nghi Sơn có từ đó và tồn tại cho đến ngày nay. Tháng 8-1954 xã Hải Yến được tách thành 2 xã Hải Yến và Hải Thượng; thời kỳ này thôn Nghi Sơn thuộc xã Hải Thượng. Theo quyết định 163, ngày 14-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Hải Thượng được chia tách thành 3 xã: Nghi Sơn, Hải Thượng và Hải Hà. Từ đó, xã Nghi Sơn được hình thành và ổn định cho tới ngày nay.

Hiện nay, toàn  xã có 4 thôn, đó là: Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn, và Nam Sơn.

3. Hoạt động kinh tế và văn hóa truyền thống

3.1. Kinh tế truyền thống

Từ xa xưa, kinh tế truyền thống của xã chủ yếu là khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản và kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề biển hiện nay.

3.2. Văn hóa truyền thống

Vùng đất cổ Biện Sơn, với diện tích khiêm tốn, nhưng lại có mật độ di tíchvà nhiều di sản văn hóa trải dài cùng quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc: Đó là thành Đồn, thành Hưu, thành Ngọc, là những di tích thành lũy phòng thủ (thế kỷ XVI-XVII). Thành Ngọc ngày nay vẫn còn đó với vòm cổng và một khẩu súng thần công đặt ở đây từ triều Nguyễn. Trên diện tích của hòn đảo nhỏ còn có Giếng ngọc Mỵ Châu, chùa cổ Biện Sơn, đền Quang Trung, đền Tứ vị Thánh nương, mộ lãnh binh Tôn Thất Cơ, lăng mộ Trần Quý Phi (đền Rắn), đền Quan sát hải đại thần, pháo đài Tĩnh Hải và hệ thống giếng cổ mang dấu ấn văn hóa Chăm, nhà thờ giáo xứ Nghi Sơn. Ngoài ra, hằng năm diễn ra nhiều lễ hội văn hóa truyền thống diển hình như: Lễ hội Quang Trung vào ngày mùng 5 tháng Giêng (âm lịch) và lễ hội Cầu Ngư vào ngày 16/4 (âm lịch).

4. Cộng đồng dân cư:

Hiện nay xã Nghi Sơn có 4 thôn:

- Thôn Nam Sơn

- Thôn Thanh Sơn.

- Thôn Trung Sơn.

- Thôn Bắc Sơn.

Xã có 9.528 nhân khẩu, với 2.656 hộ

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC